Hướng dẫn đọc bảng điện tử sân bay FIDS cho người đi máy bay lần đầu
- 08/11/2024
Tầm quan trọng của việc đọc bảng điện tử ở sân bay
Bảng điện tử tại sân bay là công cụ quan trọng giúp hành khách cập nhật thông tin chuyến bay như giờ bay, cổng lên máy bay, tình trạng chuyến bay (có thể bị trễ, thay đổi giờ bay, hoặc thay đổi cổng). Đặc biệt đối với những người lần đầu đi máy bay, việc hiểu bảng điện tử là điều cần thiết để tránh mất thời gian hoặc bỏ lỡ chuyến bay.
Cách xem bảng điện tử tại sân bay
Bảng điện tử tại sân bay thường được thiết kế rõ ràng, dễ hiểu, nhưng để đọc chính xác và hiệu quả, hành khách cần nắm vững những thông tin sau:
Ý nghĩa các cột thông tin trên bảng điện tử
Bảng điện tử sân bay thường được chia thành các cột thông tin rõ ràng. Dưới đây là các cột chính bạn cần nắm vững:
-
Cột 1: Scheduled (STD) – Giờ Bay Dự Kiến Ban Đầu
Đây là giờ bay được lên lịch từ đầu, tuy nhiên, giờ bay có thể thay đổi tùy thuộc vào tình trạng thực tế của chuyến bay. -
Cột 2: Estimated (ETD) – Giờ Bay Thực Tế
Giờ bay thực tế có thể thay đổi, đặc biệt là khi chuyến bay bị trễ. Cột này sẽ giúp bạn biết thời gian cất cánh dự kiến của chuyến bay. -
Cột 3: Destination – Nơi Bay Đến
Đây là tên thành phố hoặc quốc gia mà chuyến bay sẽ đến. Việc chú ý đến cột này sẽ giúp bạn xác định chuyến bay mình đang tìm. -
Cột 4: Hãng Vận Chuyển
Cột này hiển thị tên hãng hàng không. Nếu bạn không nhớ số hiệu chuyến bay, hãy kiểm tra cột này để tìm ra hãng bay của mình. -
Cột 5: Flight – Số Hiệu Chuyến Bay
Đây là mã số chuyến bay, giúp bạn dễ dàng tìm kiếm thông tin chuyến bay trên bảng điện tử và trên vé máy bay. -
Cột 6: Gate – Cổng Lên Máy Bay
Đây là cổng mà bạn sẽ đi qua để lên máy bay. Lưu ý rằng thông tin này có thể thay đổi, vì vậy bạn cần thường xuyên theo dõi. -
Cột 7: Remarks – Ghi Chú Tình Trạng Chuyến Bay
Cột này cung cấp thông tin về trạng thái của chuyến bay.
Một số thuật ngữ cần lưu ý
Trên bảng điện tử, bạn sẽ thấy một số thuật ngữ dành cho trạng thái của chuyến bay. Dưới đây là các thuật ngữ phổ biến:
- Delayed: Chuyến bay bị trễ. Thông tin này sẽ giúp bạn biết chuyến bay của mình có bị thay đổi thời gian hay không.
- Last Call: Đây là thông báo cuối cùng về chuyến bay, dành cho hành khách đang có mặt tại sân bay nhưng chưa lên máy bay.
- Departed: Chuyến bay đã khởi hành. Nếu bạn thấy thông báo này, có nghĩa là chuyến bay của bạn đã cất cánh.
- Boarding: Thông báo chuyến bay đang trong quá trình làm thủ tục lên máy bay. Nếu thấy trạng thái này, bạn cần chuẩn bị để lên máy bay.
Lưu ý quan trọng cho hành khách
- Đối với hành khách đã check-in online: Bạn chỉ cần tìm số hiệu chuyến bay và điểm đến để xác định cổng lên máy bay.
- Nếu bạn đang ở cửa đợi nhưng không thấy máy bay đến: thì nhìn cột 2 để biết giờ bay mới.
- Theo dõi bảng điện tử thường xuyên: Các thông tin trên bảng điện tử có thể thay đổi, đặc biệt là giờ bay và cổng lên máy bay. Hãy kiểm tra bảng thường xuyên để tránh bị lỡ chuyến bay.
Những mẹo hữu ích cho hành khách lần đầu
- Kiểm tra bảng điện tử ngay khi đến sân bay: Bạn sẽ dễ dàng tìm thấy số hiệu chuyến bay và cổng lên máy bay.
- Đừng hoảng hốt nếu không thấy chuyến bay của bạn: Đôi khi bảng điện tử có thể chưa cập nhật. Hãy kiên nhẫn và chờ đợi thêm một chút.
- Luôn giữ vé máy bay hoặc thông tin chuyến bay trong tay: Điều này giúp bạn nhanh chóng tìm được chuyến bay của mình trên bảng điện tử.
Trên đây là những thông tin cơ bản nhất về bảng thông tin điện tử FIDS và hướng dẫn cho bạn cách đọc bảng hiệu quả. Hy vọng những thông tin mà Xtrip cung cấp sẽ hữu ích dành cho bạn.
Muốn mua vé máy bay nội địa và quốc tế giá rẻ, hãy liên hệ ngay với Xtrip! Chúng tôi cung cấp vé máy bay phù hợp với nhu cầu của bạn, đồng thời hỗ trợ xử lý nhanh chóng và miễn phí mọi vấn đề phát sinh như hoàn vé, hủy vé, đổi ngày bay,… theo quy định từng hãng. Đặc biệt, dịch vụ bổ trợ khác hoàn toàn miễn phí!