Kiến thức cơ bản cần nắm trước khi bán vé máy bay

  1. MỘT SỐ THUẬT NGỮ CƠ BẢN

THUẬT NGỮ GIẢI NGHĨA
Booking Hồ sơ lưu chỗ trên máy bay của hành khách, được hãng hàng không xác nhận.
Booker Là những người chuyên đặt và bán vé máy bay.
E - Ticket (Electronic Ticket) Đây là vé điện tử của hành khách khi hành khách thực hiện thành công check-in onlines.
One-way ticket Vé một chiều
Round-trip ticket Vé khứ hồi (2 chiều)
Direct flight/non-stop flight Chuyến bay thẳng/ trực tiếp, không có điểm dừng.
Transit

Chuyến bay quá cảnh - là chuyến bay có một hoặc nhiều điểm dừng giữa giữa điểm xuất phát và điểm đến của hành trình. Hành khách sẽ được yêu cầu ngồi chờ ở một khu vực quy định của sân bay được gọi là khu vực quá cảnh. Thông thường hành khách sẽ quá cảnh tại sân bay của nước thứ 3 không quá 24 tiếng, hầu hết các chuyến bay chỉ quá cảnh trong vòng vài giờ.

Ví dụ: Hành khách bay từ TP. Hồ Chí Minh - Nagoya (Nhật Bản), trong hành trình này hành khách quá cảnh tại sân bay Đào Viên, Đài Loan.

Lưu ý: Có một số quốc gia vẫn yêu cầu hành khách xin Visa khi thực hiện quá cảnh tại nước sở tại.

Tranfer Chuyến bay chuyển tiếp - là chuyến bay có điểm dừng kỹ thuật (tiếp thêm nhiên liệu…) tại một sân bay nào đó. Hành khách sẽ bay tiếp trên máy bay ban đầu, ký hiệu chuyến bay không thay đổi. Việc quá cảnh đôi khi có thể kéo dài một hoặc nhiều tiếng..
Pax Viết tắt của Passenger, nghĩa là hành khách.
ADT Viết tắt của Adult, nghĩa là người lớn; theo quy định hàng không, người lớn là những người từ đủ 12 tuổi trở lên.
CHD Viết tắt của Child, nghĩa là trẻ em; theo quy định hàng không, trẻ em là trẻ nhỏ từ 2 đến dưới 12 tuổi tính đến ngày khởi hành của chuyến bay.
INF

Viết tắt của Infant, nghĩa là em bé; theo quy định hàng không, em bé là trẻ nhỏ dưới 2 tuổi tính đến ngày khởi hành của chuyến bay.

Lưu ý: Mỗi hãng hàng không sẽ có quy định riêng về độ tuổi nhỏ nhất của em bé khi đi máy bay (Ví dụ: Vietnam Airlines từ chối vận chuyển đối với trẻ nhỏ dưới 7 ngày tuổi, còn Vietjet từ chối vận chuyển trẻ dưới 14 ngày tuổi) nên bạn nên kiểm tra lại quy định của hãng đối với những trường hợp đặc biệt này.

Class Hạng vé (Hạng phổ thông, hạng phổ thông siêu tiết kiệm, hạng thương gia…)
Hành lý xách tay Là những kiện hàng, vali có đồ vật bạn được phép mang lên máy bay. Tùy từng hãng hàng không mà sẽ quy chuẩn riêng về kích thước, cân nặng… mà nên tìm hiểu trước khi bay.
Hành lý ký gửi Hành lý ký gửi là hành lý mà hành khách không được mang theo lên máy bay. Đây là loại hành lý cồng kềnh, sẽ được gửi tại quầy thủ tục và được để trong khoang hành lý riêng trên máy bay; hành khách sẽ chỉ được lấy lại hành lý sau khi đến nơi. Tùy vào quy định của từng hãng hàng không mà trọng lượng, kích thước hành lý ký gửi sẽ khác nhau.
Code/ PNR Code Là mã đặt chỗ của khách sau khi thanh toán và xuất vé thành công. Khi ra sân bay làm thủ tục bay, hành khách chỉ cần xuất trình mã đặt chỗ và giấy tờ tùy thân là có thể nhận được thẻ lên máy bay.
Delay Chuyến bay khởi hành chậm hơn thời gian dự kiến.
Noshow Là trường hợp khách đặt vé nhưng khách không bay và không báo trước thời hạn quy định (trễ chuyến hoặc bỏ chuyến).
Goshow Khách ra sân bay để mua vé một chuyến bay mà chưa giữ chổ trước trên hệ thống.
NOGO Là vé không sử dụng 1 chặng.
Refund Hoàn vé, là việc hoàn một phần hoặc toàn bộ tiền vé mà khách đã đặt (đối với những hạng vé không bị giới hạn bởi điều kiện hoàn, thông thường với các hạng vé thấp như hạng phổ thông hay vé khuyến mại sẽ không được thực hiện hoàn vé).
SC Schedule Changes là thuật ngữ để chỉ sự thay đổi về thời gian đi/đến, số hiệu chuyến bay…trên chuyến bay mà hành khách đã đặt chỗ từ trước.
Void Hủy vé (làm mất hiệu lực vé và giá trị vé)
Charter Là chuyến bay thuê nguyên máy bay.
Mã IATA

mã sân bay IATA gồm 3 chữ cái và mã chỉ định hãng hàng không IATA (tiếng Anh: IATA airline designator) gồm 2 chữ cái.

Ví dụ, SGN: là mã IATA của sân bay Tân Sơn Nhất, VN: là mã IATA của hãng hàng không Vietnam Airlines.

Check-in

Là thủ tục hành khách phải thực hiện tại quầy làm thủ tục tại sân bay. Tại quầy làm thủ tục hành khách phải xuất trình giấy tờ tùy thân, mã đặt chỗ, cân hành lý, gửi hành lý (đối với hành lý ký gửi) sau đó hành khách sẽ nhận lại thẻ lên máy bay (boarding pass) từ nhân viên của hãng.

Check-in online

Làm thủ tục trực tuyến; cho phép hành khách tự mình làm thủ tục lên máy bay mà không cần phải đến quầy làm thủ tục tại sân bay. Khi vào trang web của các hãng để làm thủ tục check in online, hành khách có thể tự hoàn tất thủ tục lên máy bay, điền thông tin và in thẻ lên máy bay. (Đối với trường hợp khách có hành lý ký gửi thì vẫn phải qua quầy check-in để làm thủ tục kí gửi hành lý).

 Boarding pass Là thẻ lên máy bay được hãng cấp để hành khách thực hiện thủ tục đi qua cửa an ninh, vào khu vực chờ bay.
Terminal

có nghĩa là nhà ga, là khu vực để hành khách thực hiện các thủ tục trước và sau khi hạ cánh.

Ví dụ, sân bay Tân Sơn Nhất ở TP.HCM có nhà ga quốc nội (T1) và nhà ga quốc tế (T2), sân bay Nội Bài ở Hà Nội và sân bay Đà Nẵng cũng có 2 nhà ga bao gồm nhà ga quốc tế (T1) và nhà ga quốc nội (T2). Đối với các sân bay quốc tế ví dụ như Singapore sẽ có tới 4 nhà ga.

Gate Cửa để khách ra máy bay. Sau khi hoàn tất thủ tục, hành khách qua cửa an ninh vào phòng chờ, hành khách tìm cửa ra tàu bay theo thông tin được cấp trên vé.
  1. CÁC HÃNG HÀNG KHÔNG CỦA VIỆT NAM

Trong ngành hàng không, mỗi hãng bay cung cấp các dịch vụ khác nhau dẫn tới giá vé cũng chênh lệch. Chính vì vậy các hãng hàng không tại Việt Nam được chia thành 3 nhóm chính đó là:

  • Hàng không giá rẻ: cung cấp vé máy bay ở mức giá rẻ và hành lý ký gửi hoặc các bữa ăn trên chuyến bay không được cung cấp trong quá trình bay để giá vé có thể tiết kiệm hơn. Tất cả các dịch vụ này sẽ được mua riêng (tính phí thêm) nếu khách hàng có nhu cầu.
  • Hàng không truyền thống: là các hãng hàng không đã bao gồm tất cả các dịch vụ chuyến bay của hành khách trong giá vé như hành lý ký gửi, lựa chọn chỗ ngồi, các bữa ăn trên chuyến bay,...
  • Hàng không Hybrid: là mô hình lai tổng hợp ưu điểm của hàng không truyền thống và giá rẻ. Với mô hình này, giá vé máy bay vẫn có thể rất cạnh tranh trong khi các dịch vụ mang đến lại được đáng giá cao.

Ở thời điểm hiện tại có 5 hãng bay đang khai thác các chuyến bay nội địa tại Việt Nam:

HÃNG Mã IATA HÀNG KHÔNG
Vietnam Airlines VN Hãng hàng không truyền thống
Pacific Airlines BL Hãng hàng không giá rẻ, bay liên danh Vietnam Airlines
Vasco 0V trực thuộc Vietnam Airlines – Chủ yếu khai thác một số chặng bay ngắn đến các đầu sân bay như Côn Đảo, Đồng Hới, Điện Biên, Cà Mau…
Vietjet Air VJ Hãng hàng không giá rẻ
Bamboo Airways QH Hãng hàng không mô hình Hybdrid
Vietravel Airlines VU Hãng hàng không của công ty du lịch Vietravel, chủ yếu phục vụ nhu cầu bay của hãng lữ hành.
  1. CÁC SÂN BAY TẠI VIỆT NAM

  • Sân bay quốc tế:

Hiện tại, ở Việt Nam đang có khoảng 12 sân bay Quốc tế trong đó có 5 sân bay trọng điểm lần lượt là sân bay Quốc tế Nội bài (Hà Nội), Sân bay Quốc tế Đà Nẵng (Đà Nẵng), Sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất (Hồ Chí Minh), Sân bay Quốc tế Vân Đồn (Quảng Ninh) và sân bay Quốc tế Phú Quốc (Kiên Giang).

STT Tên sân bay Mã IATA Tỉnh
1 Sân bay Quốc tế Nội Bài HAN Hà Nội
2 Sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất SGN Hồ Chí Minh
3 Sân bay Quốc tế Đà Nẵng DAD Đà Nẵng
4 Sân bay Quốc tế Vân Đồn VDO Quảng Ninh
5 Sân bay Quốc tế Cát Bi HPH Hải Phòng
6 Sân bay Quốc tế Vinh VII Nghệ An
7 Sân bay Quốc tế Phú Bài HUI Huế
8 Sân bay Quốc tế Cam Ranh CXR Khánh Hòa
9 Sân bay Quốc tế Liên Khương DLI Lâm Đồng
10 Sân bay Quốc tế Phù Cát UIH Bình Định
11 Sân bay Quốc tế Cần Thơ VCA Cần Thơ
12 Sân bay Quốc tế Phú Quốc PQC Kiên Giang
  • Sân bay nội địa:

Sân bay nội địa có quy mô nhỏ hơn nhiều so với các sân bay Quốc tế nói trên. Chủ yếu các sân bay phục vụ các nhu cầu di chuyển trong nước (Không khai thác các tuyến bay Quốc tế).

STT Tên sân bay Mã IATA Tỉnh
1 Sân bay Điện Biên Phủ DIN Điện Biên
2 Sân bay Thọ Xuân THD Thanh Hóa
3 Sân bay Đồng Hới VDH Quảng Bình
4 Sân bay Chu Lai VCL Quảng Nam
5 Sân bay Tuy Hòa TBB Phú Yên
6 Sân bay Pleiku PXU Gia Lai
7 Sân bay Buôn Mê Thuột BMV Đắk Lắk
8 Sân bay Rạch Giá VKG Kiên Giang
9 Sân bay Cà Mau CAH Cà Mau
10 Sân bay Côn Đảo VCS Bà Rịa – Vũng Tàu